Bà Trương Mỹ Lan là ai?
Bà Trương Mỹ Lan sinh năm 1956, là nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa giàu có tại Sài Gòn. Bà Trương Mỹ Lan đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group)
Tiểu sử bà Trương Mỹ Lan
- Tên đầy đủ: Trương Mỹ Lan (Tên khác: Trương Muội)
- Bà Trương Mỹ Lan sinh năm 1956, là nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa giàu có tại Sài Gòn. Bà Trương Mỹ Lan đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group) .
- Chồng bà Trương Mỹ Lan là một doanh nhân bất động sản nổi tiếng ở Hong Kong.
- 2 người con gái tên là Chu Duyệt Hằng (sinh năm 1994) Chu Duyệt Phấn (Elizabeth Chu) sinh năm 1995. Người con lớn ít xuất hiện trên truyền thông, còn người con thứ hai – Elizabeth Chu, khi mới 22 tuổi, đã trở thành Chủ tịch ZS Hospitality Group – một trong những công ty con thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Quá trình sự nghiệp bà Trương Mỹ Lan
Bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát vào năm 1992 (tiền thân là Công ty Tư doanh Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1991) hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. VTP Group có vốn điều lệ 13.000 tỷ đồng do bà Trương Huệ Vân giữ chức Tổng Giám đốc.
- Năm 2007, VTP Group mở rộng đầu tư và phát triển sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hai pháp nhân, gồm Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) và Công ty CP Đầu tư An Đông (An Dong Group).
VTP Investment Group có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp 41% và bà Trương Mỹ Lan 15%. An Dong Group được thành lập với vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát góp 20%.
Ngoài ra, bà chủ Vạn Thịnh Phát có cổ phần ở Công ty CP Đầu tư Time Square (vốn điều lệ 2.100 tỷ đồng, thuộc sở hữu của ông Chu Nap Kee Eric – chồng bà Lan), Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (vốn đăng ký 18.000 tỷ đồng).
Vạn Thịnh Phát cùng các công ty con hiện sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TPHCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton… Tập đoàn này còn sở hữu nhiều dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence.
- Giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 6/2015 bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình đã rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và được trả hồ sơ.
- Năm 2015, Công ty CP đầu tư An Đông của bà Trương Mỹ Lan mua lại dự án Thuận Kiều Plaza với giá gần 700 tỷ đồng, tuy nhiên chủ đầu tư mới chỉ sơn phết lại 3 tòa tháp từ màu hồng trắng sang màu xanh lá cây, sửa chữa lại phần trung tâm thương mại bên dưới và đổi tên dự án từ Thuận Kiều Plaza thành The Garden Mall.
– Ngoài bất động sản Bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho nhóm cổ đông chính đang sở hữu ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Ngân hàng SCB hiện có vốn điều lệ lên đến 20.231 tỷ đồng, với tổng tài sản 508.954 tỉ đồng, tính đến 31.12.2018.
Đây là ngân hàng thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu theo hình tức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB vào cuối năm 2011.
Khi hợp nhất, SCB đã có thay đổi lớn khi các vị trí chủ chốt tại HĐQT, Ban Tổng giám đốc được nắm giữ bởi đại diện nhóm cổ đông lớn đến từ Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú…
– Mặc dù ít có hoạt động truyền thông trên các mặt báo, nhưng Vạn thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan rất thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động xã hội do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức, phát động. Năm 2018, Bà Trương Mỹ Lan đã quyết định tài trợ số tiền hơn 450 tỷ đồng, để đầu tư xây dựng lại Bệnh viện An Bình với hình thức tài trợ không điều kiện, không hoàn lại.
Những lùm xùm liên quan đến bà Trương Mỹ Lan:
– Năm 2006, một số báo chí nhận được đơn của ông Ted Sioeng (quốc tịch Indonesia), tố cáo bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Chu Nap Kee Eric (quốc tịch Anh). Nội dung đơn nêu rõ, bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát) đã lợi dụng chính sách đầu tư của Việt Nam, lừa dối ông Ted Sioeng trong việc hợp tác đầu tư dự án An Đông Plaza tại quận 5 và khu căn hộ 127 Pasteur tại quận 3, TP HCM. Ông Ted Sioeng đã chuyển vào các tài khoản cho bà Mỹ Lan tổng cộng 6 triệu USD. Tiền đã nhận đủ, song bà Mỹ Lan đã không thực hiện những điều cam kết theo hợp đồng…Vụ việc sau đó được hai bên tự thỏa thuận giải quyết.
– Bà Lan cũng bị dính đến cáo buộc hối lộ Phạm Quý Ngọ: Có mặt tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, với tư cách là một nhân chứng, Dương Chí Dũng khai đã nhận của bà Lan 20 tỷ đồng (1 triệu USD) để chuyển cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an liên quan đến việc đưa hối lộ để “lót tay” cho việc chuyển đổi công năng mục đích sử dụng khu đất Cảng Nhà Rồng- Khánh Hội (quận 4, TP.HCM) sau khi Cảng Sài Gòn di dời.
– Có tên trong hồ sơ Panama: “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015. Theo dữ liệu được công bố hồi tháng 5/2016 từ Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một số nhân vật trong “Hồ sơ Panama” có tên giống với tên lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như Truong My Lan và Chu Nap Kee Eric.
T/H
Tiểu sử ông Đặng Tất Thắng tân Chủ tịch FLC và Bamboo Airways
Thông tin tiểu sử Doanh nhân Hồ Nhân ‘linh hồn’ của vắc xin Nanocovax