Quảng cáo #36

Mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi hay gửi tiết kiệm sinh lời tốt hơn?

Trong bối cảnh kinh tế biến động, việc tìm kiếm kênh đầu tư an toàn và sinh lời luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Ba kênh sinh lời phổ biến hiện nay là tiết kiệm ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu đều hứa hẹn mang lại mức lãi suất hấp dẫn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thêm về những ưu điểm, nhược điểm riêng của từng kênh và đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn.

1. Khả năng sinh lời của trái phiếu

Trái phiếu là công cụ tài chính được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng bởi tính an toàn và tiềm năng sinh lời ổn định. Điểm đặc biệt của trái phiếu ngân hàng là kỳ hạn dài hạn, thường từ 2 - 3 năm đến 10 năm hoặc hơn. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng về mục tiêu tài chính trước khi quyết định đầu tư.

Về khả năng sinh lời, lãi suất của trái phiếu có thể lên đến 6.5% - 7%/năm (Thông tin cập nhật đến ngày 05/08/2024, lãi suất thực tế có thể được điều chỉnh tùy thời điểm), tương đương với lãi suất tiết kiệm dài hạn nhưng số tiền đầu tư phải lớn hơn. Tuy nhiên, theo mức lãi suất thực tế các nhà băng công bố, trái phiếu ngân hàng lại kém hấp dẫn hơn so với chứng chỉ tiền gửi cùng kỳ hạn.

Ngoài ra, trái phiếu này cũng không được phép tất toán trước hạn như chứng chỉ tiền gửi. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải nắm giữ trái phiếu đến khi đến hạn thanh toán ghi trong hợp đồng mới được nhận đầy đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có quyền chuyển nhượng, bán, cho tặng hoặc thừa kế trái phiếu cho bên khác.

Trái phiếu là kênh sinh lời có lãi suất hấp dẫn nhưng tính thanh khoản thấp và có thể đi kèm một số rủi ro

2. Khả năng sinh lời của chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá được ngân hàng phát hành nhằm mục đích huy động vốn. Loại chứng chỉ này có giá trị như một khoản tiết kiệm và được bảo hiểm tương tự như gửi tiết kiệm theo Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13.

Theo Điều 18; Mục 2; Chương III của Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 có nêu:

“Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng”.

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi được cập nhật tại mỗi định kỳ trả lãi. Khi mua chứng chỉ tiền gửi, bạn có thể tất toán trước hạn và hưởng mức lãi suất như tiền gửi không kỳ hạn (tùy vào chính sách của từng ngân hàng) hoặc thực hiện chuyển nhượng cho người mua, đối tác khác với mức lãi suất thoả thuận.

Chứng chỉ tiền gửi (CD) đang ngày càng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn

3. Khả năng sinh lời của tiền gửi có kỳ hạn

Gửi tiết kiệm ngân hàng từ lâu đã trở thành kênh sinh lời phổ biến và được ưa chuộng bởi nhiều người bởi những ưu điểm nổi bật như tính thanh khoản cao, kỳ hạn linh hoạt, ít rủi ro.

Với tiền gửi tiết kiệm, bạn có thể dễ dàng rút tiền bất kỳ lúc nào khi cần thiết mà không gặp bất kỳ hạn chế nào. Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện nay cung cấp đa dạng các kỳ hạn gửi tiết kiệm, từ ngắn hạn (vài tuần) đến dài hạn (nhiều năm), đáp ứng nhu cầu và mục tiêu tài chính khác nhau của mỗi khách hàng. Điều này giúp đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý tài chính cá nhân.

Đặc biệt, gửi tiết kiệm được đánh giá là có ít rủi ro nhất so với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản. Bởi vì tiền gửi tiết kiệm được bảo đảm bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, do đó, người gửi có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của khoản tiền gửi.

Thông thường, với khoản tiết kiệm kỳ hạn dưới 2 tỷ đồng và kỳ hạn một năm, mức lãi suất mà các ngân hàng trả biến động 4.65 - 5.7%/năm. Với những khách hàng có số dư tiền tỷ lớn, mức lãi suất có thể lớn hơn 0.1 - 0.2% (Thông tin cập nhật đến ngày 05/08/2024, lãi suất thực tế có thể được điều chỉnh tùy thời điểm). Bạn có thể truy cập vào website của các ngân hàng lớn hiện nay như Techcombank, Agribank, MB Bank, PVcomBank, BIDV… để cập nhật mức lãi suất cụ thể cho từng sản phẩm tiền gửi.

Tiền gửi có kỳ hạn là hình thức sinh lời an toàn, linh hoạt nhất trong 3 hình thức sinh lời nêu trên

Nhìn chung, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và tiền gửi có kỳ hạn đều là kênh sinh lời ít rủi ro, giúp bạn có thể tối ưu khoản tiền nhàn rỗi. Tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Ví dụ, gửi tiết kiệm kiếm được tiền lãi suất thấp hơn nhưng an toàn và ổn định. Ngược lại, trái phiếu có lãi suất cao hơn, nhưng chúng cũng liên quan đến nhiều rủi ro hơn.