Phạm Thu Hương là người vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và cùng ông xây dựng nên tập đoàn VinGroup. Tuy chồng của bà rất nổi tiếng nhưng bà lại rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng. Tiểu sử Phạm Thu Hương vốn mang nhiều bí ẩn nhưng chúng tôi sẽ bật bí chúng ngay sau đây.
Tên đầy đủ | Phạm Thu Hương |
Ngày sinh | Ngày 14 tháng 6 năm 1969 |
Cung hoàng đạo | Song Tử |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nơi sinh | Hà Nội |
Nổi tiếng với | Vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đồng sáng lập tập đoàn VinGroup. Nhiều năm liền bà trong top những người giàu nhất Việt Nam. |
Giá trị tài sản ròng | 13.731 tỷ đồng |
Gia đình | |
Cha mẹ | Đang cập nhật |
Anh chị em | Phạm Thúy Hằng, Phạm Hồng Linh |
Vợ/chồng | Phạm Nhật Vượng |
Con cái | Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng |
Hồ sơ Media | |
Hồ sơ Instagram | Đang cập nhật |
Đang cập nhật | |
Hồ Sơ Twitter | Đang cập nhật |
Fanpage Facebook | Đang cập nhật |
Trang web chính thức | Đang cập nhật |
Youtube Channel | Đang cập nhật |
Hồ sơ Wikipedia | Đang cập nhật |
Phạm Thu Hương là ai?
Phạm Thu Hương nổi tiếng khi cùng chồng (Phạm Nhật Vượng) sáng lập nên tập đoàn VinGroup. Phạm Thu Hương hiện giữ cương vị phó chủ tịch tập đoàn VinGroup. Bà sở hữu hơn 150 triệu cổ phiếu VIC và nhiều năm liền nằm trong số những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Có thể nói đằng sau mỗi sự thành công của Phạm Nhật Vượng nói riêng và tập đoàn VinGroup nói chung đều có bóng dáng của người phụ nữ tài ba này. Trong những tháng ngày mưu sinh nơi đất khách, Phạm Thu Hương luôn là ủng hộ vô điều kiện đối với chồng và cùng Phạm Nhật Vượng vượt qua mọi khó khăn.
Phạm Thu Hương từng sáng lập và giữ vai trò điều hành của nhà hàng Thăng Long trên đất nước Ukraina. Thành công của nhà hàng đã góp phần giúp vợ chồng Phạm Nhật Vượng có nguồn vốn để xây dựng Technocom (tiền thân của tập đoàn VinGroup). Bà đã ủng hộ quyết định bán nhà hàng của chồng để tập trung nguồn lực cho Technocom. Vào năm 1993, vợ chồng Phạm Thu Hương cùng với một số du học sinh Việt Nam đã cùng nhau góp vốn để thành lập công ty Technocom chuyên kinh doanh thực phẩm chế biến. Vượt qua bao khó khăn, Technocom đã phát triển để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm chế biến với thương hiệu mì ăn liền Mivina.
Technocom đã đầu tư về Việt Nam và được sát nhập để trở thành tập đoàn Vingroup hùng mạnh. Tập đoàn này luôn nằm trong số những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam và tham gia vào nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, công nghệ,… Phạm Thu Hương luôn giữ vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo của tập đoàn này từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Sự thành công của VinGroup đã giúp bà gặt hái được khối tài sản cũng như sự nổi tiếng. Tuy nhiên, bà rất ít khi xuất hiện trước công chúng và lui về làm hậu phương vững chắc cho chồng.
Gia đình
Phạm Thu Hương sinh ngày 14 tháng 6 năm 1969 trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học tại Hà Nội. Bà còn có một người chị là Phạm Hồng Linh và em gái là Phạm Thúy Hằng. Trong đó, Phạm Thúy Hằng và Phạm Thu Hương nằm trong số những sinh viên xuất sắc được đi du học tại Mát-cơ-va. Tại Mát-cơ-va, bà xuất sắc đạt được tấm bằng cử nhân luật quốc tế danh giá. Chúng ta phải biết rằng, ở thời điểm đó rất ít người Việt Nam có thể lấy được tấm bằng cử nhân ở nước ngoài.
Trong khoảng thời gian đi du học, Phạm Thu Hương làm quen với Phạm Nhật Vượng thông qua các nhóm du học sinh ở Mát-cơ-va và họ bắt đầu yêu. Sau đó, Phạm Thu Hương kết hôn cùng với Phạm Nhật Vượng và họ có ba người con gồm Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh. Gia đình nhỏ của Phạm Thu Hương luôn được bà chăm sóc chu đáo và ấm êm. Chính điều đó đã giúp cho chồng bà có nhiều thời gian để tiến hành công việc kinh doanh một cách thuận lợi. Chị và em gái của Phạm Thu Hương đều sở hữu số lượng cổ phiếu lớn của VIC. Riêng em gái của Phạm Thu Hương là Phạm Thúy Hằng còn giữ chức vụ phó chủ tịch tập đoàn VIC.
Sự nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, Phạm Thu Hương không quay về nước mà cùng chồng ở lại Mát-cơ-va để lập nghiệp. Lúc này, vợ chồng chủ yếu kinh doanh các sản phẩm áo gió được nhập từ Việt Nam. Ban đầu, khả năng nắm bắt xu hướng thị trường của Phạm Nhật Vượng rất tốt và cả hai kiếm được rất nhiều tiền từ công việc kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường biến đổi một cách nhanh chóng và Liên Xô tan rã khiến vợ chồng bà phải ôm một khối nợ lớn.
Vì vậy, cả hai vợ chồng quyết định vay mượn bạn bè vài nghìn đô để rời Mát-cơ-va đến Ukraina. Ở thời điểm đó, vợ chồng còn mắc nợ khoảng 40 nghìn đô. Khi đến nơi ở mới, Phạm Thu Hương và Phạm Nhật Vượng đã nhận thấy cơ hội kinh doanh từ việc mở nhà hàng. Họ đã cùng nhau thuyết phục bạn bè, người thân để vay mượn 10.000 USD để mở nhà hàng Thăng Long tại thành phố Kharkiv ( thuộc Ukcraina). Nhà hàng này được xây dựng trên nền của một nhà máy cũ.
Phạm Thu Hương với khả năng am hiểu về ẩm thực đã được chồng tin tưởng để giữ vai trò giám đốc của nhà hàng Thăng Long. Nhà hàng đã nhanh chóng nhận được sự yêu mến của mọi người. Cựu thị trưởng thành phố Kharkik đã từng chia sẻ về nhà hàng như sau: ” Đồ ăn của nhà hàng vô cùng ngon mà lại rất hợp túi tiền. Nhà hàng Thăng Long đã nhanh chóng nổi tiếng không chỉ với người dân thành phố mà còn được các khách du lịch biết đến”.
Trong khi nhà hàng đang kinh doanh thuận lợi thì chồng của bà lại nhìn thấy cơ hội từ việc kinh doanh thực phẩm chế biến với giá rẻ như mì ăn liền. Phạm Nhật Vượng đã đề nghị với vợ sang nhượng lại nhà hàng để mở một nhà máy để sản xuất thực phẩm chế biến. Luôn tin tưởng với khả năng kinh doanh của chồng, bà đã đồng ý. Mặc dù nhà hàng đã được sang lại nhưng chi phí để mở nhà máy vẫn còn thiếu rất nhiều. Vì vậy, vợ chồng bà đã vay mượn thêm 100.000 USD từ cộng đồng người Việt ở Ukraina với mức lãi suất 8% để mở nhà máy.
Qui mô của nhà máy rất nhỏ, được xây dựng trên nền của một nhà máy cũ và chỉ có 30 công nhân làm việc. Năm 1993, công ty Technocom được thành lập từ nguồn vốn của vợ chồng Phạm Thu Hương, Phạm Thúy Hằng và một số cựu du học sinh người Việt. Tuy nhiên, sản phẩm mì ăn liền được người dân ưa chuộng và Technocom đã nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chế biến. Sau gần một thập niên kinh doanh, Technocom chiếm đên 80% thị phần mì ăn liền ở Ukraina và xuất khẩu sang 20 nước châu Âu.
Mặc dù vợ chồng bà đang rất thành công với công việc kinh doanh trên đất Ukraina nhưng họ chưa bao giờ quên quê hương Việt Nam. Vào năm 2000, công ty Technocom đã tiến hành đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty con gồm Vincom và Vinpearl. Trong đó, Vincom đã đạt được thắng lợi to lớn với việc xây dựng trung tâm thương mại Vincom ở Hà Nội, khu phức hợp Vincom Park Place. Còn VinPearl thắng lớn với các dự án như khu du lịch Hòn Ngọc Việt, khách sạn 5 sao Vinpearl Resort and Spa, công viên VinPearl ở Nha Trang.
Đến tháng 2 năm 2010, Neslte mua lại Technocom chi nhánh ở Ukraina và vợ chồng bà tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc kinh doanh ở Viêt Nam. Vào tháng 11 năm 2011, Vincom và VinPearl chính thức được sát nhập trở thành công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Nam VinGroup. Những năm tiếp theo, tập đoàn Vingroup dưới sự lãnh đạo tài tình của vợ chồng bà đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Sự thành công của tập đoàn đã giúp vợ chồng bà trở thành những người giàu có bậc nhất.
Doanhnhanvietnam.vn vừa gửi đến quý độc giả về tiểu sử Phạm Thu Hương và chặng đường sự nghiệp của người phụ nữ bí ẩn này. Thành công của Phạm Thu Hương đến từ nỗ lực không ngừng nghỉ cũng như bà luôn là hậu phương vững chắc cho chồng.