Cao Thị Ngọc Dung được biết đến như một nữ doanh nhân thép trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý. Bà đã góp phần tạo nên tập đoàn trang sức PNJ chiếm lĩnh thị phần lớn ở Việt Nam. Thế nhưng, tiểu sử Cao Thị Ngọc Dung luôn đầy rẫy những biến cố mà chúng tôi sẽ bật mí dưới đây.
Bảng tóm tắt thông tin Cao Thị Ngọc Dung
Tên đầy đủ | Cao Thi Ngọc Dung |
Ngày sinh | Ngày 8 tháng 10 năm 1959 |
Cung hoàng đạo | Thiên Bình |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nơi sinh | Quảng Ngãi |
Nổi tiếng với | Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn đá quý Phú Nhuận PNJ. Cựu chủ tịch hội nữ doanh nhân Việt Nam. Bà cũng nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng Đông Á. Cao Thị Ngọc Dung từng nằm trong top 8 người giàu nhất Việt Nam. |
Giá trị tài sản ròng | 1138 tỷ đồng |
Gia đình | |
Cha mẹ | Trần Thị Môn |
Anh chị em | Cao Ngọc Duy, Cao Ngọc Hiệp, Cao Ngọc Hải, Cao Ngọc Huy, Cao Thị Ngọc Hồng, Cao Thị Ngọc Tâm. |
Vợ/chồng | Trần Phương Bình |
Con cái | Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao, Trần Phương Ngọc Hà. |
Hồ sơ Media | |
Hồ sơ Instagram | Đang cập nhật |
Đang cập nhật | |
Hồ Sơ Twitter | Đang cập nhật |
Fanpage Facebook | Đang cập nhật |
Trang web chính thức | Đang cập nhật |
Youtube Channel | Đang cập nhật |
Hồ sơ Wikipedia | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_Thị_Ngọc_Dung |
Cao Thị Ngọc Dung là ai?
Cao Thị Ngọc Dung là một doanh nhân nổi tiếng khi cùng chồng xây dựng ngân hàng Đông Á và công ty cổ phần đá quý Phú Nhuận PNJ. Nữ doanh nhân từng giữ vị trí giàu thứ 8 trong số những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Cao Thị Ngọc Dung giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của Cty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Ngoài ra, Cao Thị Ngọc dung còn là cổ đông lớn của ngân hàng Đông Á.
Cty cổ phần đá quý Phú Nhuận tiền thân vốn là một cửa hàng kinh doanh trang sức nhỏ. Sau hàng thập kỷ phát triển, PNJ đã có đến 7000 nhân viên, hơn 450 cửa hàng. Cao Thị Ngọc Dung đã tạo nên triết lý kinh doanh cho PNJ đó là lòng tin giữa các phòng ban với nhau. Bà cho rằng kinh doanh trang sức, kim loại quý cần phải tin tưởng lẫn nhau thì mới có thể kinh doanh lâu dài và phát triển. Chính niềm tin này đã gắn kết lãnh đạo, nhân viên PNJ để đạt được những thành công như ngày hôm nay.
Cao Thị Ngọc Dung được mệnh danh là “người đàn bà thép” khi bà đã giúp PNJ vượt qua giai đoạn khó khăn từ năm 2007 đến 2011. Bà cũng thành công trong việc tái cơ cấu PNJ bằng những chiến lược kinh doanh xuất sắc. PNJ dưới sự lãnh đạo xuất sắc của bà đã đạt được những mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng và trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh vàng và trang sức hàng đầu Việt Nam. Năm 2019, Cao Thị Ngọc Dung nhận doanh hiệu thành tựu trọn đời ngành kim hoàn châu Á.
Cuối năm 2019, PNJ ghi nhận lợi nhuận lên đến 1000 tỷ, doanh thu lên đến 17.000 tỷ, nắm hơn 1/4 thị phần ngành trang sức vàng. Chính sự thành công của PNJ đã giúp nữ doanh nhân sở hữu khối tài sản hơn 1000 tỷ đồng và nhiều năm nằm trong top những người giàu nhất Việt Nam.
Gia đình
Cao Thị Ngọc Dung sinh ngày 10 tháng 8 năm 1959 tại thành phố Quảng Ngãi trong một gia đình tư sản có đông anh chị em. Hiện nay, mẹ của Cao Thị Ngọc Dung ( Trần Thị Môn ) vẫn đang là một trong những cổ đông lớn của PNJ với việc sở hữu 269,503 cổ phiếu PNJ.
Cao Thị Ngọc Dung kết hôn cùng với ông Trần Phương Bình. Chồng của bà từng đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng tín dụng ngân hàng Đông Á. Vợ chồng nữ doanh nhân có 3 người con gồm Trần Phương Ngọc Giao, Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Hà.
Cả 3 cô con gái của bà đều được du học ở nước ngoài và thành công trong sự nghiệp. Trong đó, Trần Phương Ngọc Giao hiện đang sở hữu 5.438.146 cổ phiếu PNJ tương xứng khối tài sản trị giá 344 tỷ đồng. Cô con gái của bà là Trần Phương Ngọc Thảo hiện đang giữ chức vụ giám đốc trung tâm chuyển đổi số hóa của PNJ, thành viên HĐQT.
Tuy nhiên, gia đình của bà đã phải trải qua những biến cố lớn. Năm 2016, chồng của bà bị truy tố về những sai lầm trong công tác điều hành và quản lý ngân hàng Đông Á. Ông Trần Phương Bình bị tòa kết án tù chung thân và phải bồi thường số tiền hơn 2700 tỷ đồng. Đến năm 2019, ông Trần Phương Bình còn phải tiếp tục đối mặt với hàng loạt các tội danh liên quan đến cho vay sai nguyên tắc.
Tuổi thơ
Tuy bà Cao Thị Ngọc Dung được sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng bà vẫn phải tham gia lao động và trải qua những khó khăn trong thời kỳ đất nước chiến tranh. Năm 1979, bà theo học tại trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp cử nhân Kinh Tế Thương Nghiệp vào năm 1982.
Sự nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, bà Cao Thị Ngọc Dung bắt đầu công việc đầu tiên của mình tại Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Phú Nhuận. Nhờ sự nỗ lực trong công tác mà bà được đề bạt giữ chức phó phòng tại cty này từ năm 1984 đến năm 1985.
Đến năm 1985, bà chuyển sang công ty Nông sản và thực phẩm quận Phú Nhuận với vai trò trưởng phòng kế hoạch. Trong khoảng thời gian công tác, bà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được đồng nghiệp cũng như cấp trên yêu mến. Đến năm 1988, Cao Thị Ngọc Dung được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Ở thời điểm đó, công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận chỉ là một doanh nghiệp nhỏ với lượng vốn chỉ 7.4 cây vàng.
Bà được cho là nhà lãnh đạo đi đầu trong việc học hỏi công nghệ, kỹ năng từ các nước phát triển. Năm 1995, bà đã thuê chuyên gia nước ngoài từ hội đồng vàng thế giới để giúp PNJ nắm bắt những công nghệ mới. Đến năm 2006, bà đã mời giám đốc sáng tạo công ty Richard Moore Asociate – Richard Moore về PNJ nhằm giúp xây dựng thương hiệu trang sức cao cấp.
Năm 1992 đến 1997, bà còn tham gia vào ban lãnh đạo của ngân hàng Đông Á với chức vụ Chủ Tịch HĐQT. Vào năm 2003 đến năm 2013, bà đảm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT công ty cổ phần địa ốc Đống Á. Năm 2005 đến năm 20011, bà vinh dự đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT CTY cổ phần năng lượng Đại Việt.
Trong suốt 13 năm từ 2004 đến 2016, bà giữ chức vụ Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Cũng trong năm 2016, bà được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất ở khu vực châu Á.
Những biến cố trong cuộc đời
Cuối năm 2000, Cao Thị Ngọc Dung được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư lúc bà đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Hồi tưởng lại quãng thời gian đó, bà cho hay: “Thời điểm đó, tôi đã nghĩ bây giờ ngồi khóc than cũng chẳng thể giúp tôi hết bệnh. Nếu tôi không thể chữa hết bệnh ung thư thì tôi sẽ chết. Vì thế, những ngày còn lại của cuộc đời tôi thì tôi sẽ phải sống ra sao và nên làm những gì”.
Chính khoảng thời gian bị bệnh đã giúp bà có thời gian nhìn lại cuộc đời mình. Trước lúc mắc bệnh, Cao Thị Ngọc Dung tự nhận mình là một người nóng tính, làm việc bất chấp sức khỏe, thích hơn thua trong mọi việc. Nhưng khi đối diện với cái chết, bà nhận thấy rằng sự ganh ghét, hơn thua và tích cách nóng nảy chẳng thể mang lại lợi ích. Từ đó, bà quyết tâm thay đổi tính cách của bản thân và bà đã tìm được bản tâm của chính mình.
Bằng nghị lực của bản thân cùng tâm thái an nhiên, bà đã vượt qua được căn bệnh ung thư. Trải qua biến cố đó, nhân sinh quan của bà cũng thay đổi, bà luôn tự nhủ với bản thân phải luôn cố gắng sống sao cho xứng đáng với cuộc đời, không thể gục ngã trước những khó khăn, thách thức.
Trong khi PNJ đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì bà nhận được tin chồng bà (Trần Phương Bình) phải ra hầu tòa vì những sai phạm khi điều hành ngân hàng Đông Á. Từ đó, những tin đồn PNJ sắp phá sản cũng lan tràn. Đứng trước thách thức đó, bà vẫn bình tĩnh cầm lái con thuyền PNJ đi đến thành công. Chỉ trong vòng 3 năm, PNJ đã đạt mốc tăng trưởng gấp đôi doanh thu và chiếm thị phần lớn trong ngành kinh doanh trang sức ở Việt Nam.
Như vâỵ, Doanhnhanvietnam.vn vừa gửi đến bạn tiểu sử Cao Thị Ngọc Dung với những thăng trầm. Cuộc đời của bà là niềm tự hào cho những nữ doanh nhân luôn vượt khó để đạt được thành công. Hy vọng rằng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong những bài viết tiếp theo và chúc bạn có một ngày vui vẻ bên người thân.