Khởi nghiệp từ 1 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động khi còn rất trẻ, đến nay ông Nguyễn Đức Tài đã đưa Thế Giới Di Động trở thành một đế chế bán lẻ có thị phần cao nhất Việt Nam. Câu chuyện thành công của Nguyễn Đức Tài và chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh bắt nguồn từ đâu? Điều gì đã xây dựng lên đội ngũ nhân tài hùng mạnh tại Thegioididong? Cùng Doanhnhanvietnam.vn.vn khám phá câu chuyện khởi nghiệp của vị chủ tịch tỷ phú Nguyễn Đức Tài trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Đức Tài
Tên thật | Nguyễn Đức Tài |
Năm sinh | 30/05/1969 |
Số CMND | 022247040 |
Quê gốc | Nam Định |
Nơi sinh | Tp.HCM |
Nơi cư trú | Khu Villa An Phú Đông, 1604/3C QL 1A, P.An Phú Đông, Q.12, T.P Hồ Chí Minh |
Trình độ học vấn |
|
Nghề nghiệp – chức vụ |
|
Lĩnh vực kinh doanh | Bán lẻ |
Cổ phiếu đang nắm giữ | MWG: 51,515,096 cp – chiếm 11,63% – tương đường 6,017 tỷ đồng |
Tổng tài sản hiện tại | 3.260,88 tỷ vnđ |
Gia đình | Phan Thị Thu Hiền (vợ), đang sở hữu 2,453,186 cp MWG trị giá 290.7 tỷ đồng |
Hồ sơ Nguyễn Đức Tài wiki | đang cập nhật |
đang cập nhật |
Nguyễn Đức Tài là ai?
Ông Nguyễn Đức Tài (sinh ngày 30/5/1969) quê gốc ở Nam Định. Ông tốt nghiệp ngành Tài chính – Kế toán trường Đại học Kinh Tế Tp. HCM và Thạc sĩ ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Học viện Quản Trị Pháp Việt CFVG. Nguyễn Đức Tài là một trong những nhà sáng lập và hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động. Ông là một trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2019.
Ông nổi tiếng là người sống hết mình vì công việc, theo đuổi nhiều mục tiêu không tưởng và tham vọng khẳng định thương hiệu riêng. Tuy sở hữu cơ khơi khổng lồ nhưng lại có phong cách sống đơn giản.
Quá trình khởi nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại Pháp, ông Nguyễn Đức Tài trở về Việt Nam và làm Giám đốc tài chính cho 1 tập đoàn của Thụy Sĩ tại Việt Nam. Khi đó ông chỉ mới hơn 20 tuổi. Tuy nhiên, trăn trở “chẳng lẻ làm công ăn lương suốt cả đời?” nên ông quyết định bắt tay khởi nghiệp. “Lúc đó tôi nghĩ, mới hơn 20 tuổi làm giám đốc tài chính mà đã có xe hơi đưa đón, được cấp xe riêng. Lỡ đến sau này khoảng 40 tuổi lên chức lại được cấp máy bay riêng đi làm. Nhưng tôi không muốn mọi thứ yên ổn như thế” – ông Tài chia sẻ thêm.
Khởi nghiệp bằng cửa hàng bán điện thoại
Sau 8 năm gắn bó, ông quyết định ra khởi nghiệp bằng 3 cửa hàng điện thoại di động nhưng thất bại. Do bản tính kiêu căng và chủ quan của tuổi trẻ khi ông thấy mình được học hành bài bản lại có khá nhiều kinh nghiệm nên đã tự đầu tư và không muốn cùng hợp tác với ai. Chính vì điều này đã khiến ông thất bại nặng nề và một lần nữa ông lại đi làm thuê.
Quyết không bỏ cuộc, ông Tài đã làm việc trong bộ phận hoạch định chiến lược của một công ty điện thoại để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận thông tin trong lĩnh vực điện thoại di động.
Đến năm 2004 ông trở lại cùng 4 cộng sự thành lập CTCP Thế giới di động với khoảng 2 tỷ đồng (Trong đó ông góp 700 triệu đồng). Dự án là sự kết hợp giữa trang web trực tuyến với hệ thống bán lẻ điện thoại di động.
3 cửa hàng Thế giới di động đầu tiên được mở ra, lượng khách truy cập vào trang web cũng tăng nhanh nhưng không có khách hàng. Nguyên nhân vì trang web rất thu hút nhưng cửa hàng lại quá bèo, không tương thích với nhau. Quyết tâm thay đổi để thành công, những người lãnh đạo Thế giới di động quyết tâm đầu tư 1 cách bài bản hơn. Họ tập trung mở 1 cửa hàng duy nhất nhưng có quy mô hoành tráng với số lượng sản phẩm cũng nhiều hơn, đa dạng hơn và thay đổi cả cách phục vụ. Từ đó, thương hiệu Thế giới di động ngày càng được biết đến nhiều trên toàn quốc.
Sự bùng nổ của Thế giới di động
Sau khi cửa hàng đầu tiên vận hành ổn định, cộng hưởng với xu thế bùng nổ công nghệ số, việc kinh doanh của TGDĐ cũng dần phất lên. Bằng chứng là các cửa hàng liên tục được “nhân bản” theo cấp số nhân.
Đặc biệt, trong vòng 4 năm (từ 2004 – 2008), dưới sự chèo lái của Nguyễn Đức Tài, người trực tiếp chịu trách nhiệm trong tất cả các hoạt động kinh doanh, tuyển dụng, vận hành cho đến quyết định giá bán… 40 cửa hàng Thế giới di động đã đi vào hoạt động, và tiếp tục tăng lên. Hiện tại Thế giới di động đã có hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ điện thoại di động, 771 cửa hàng Điện Máy Xanh và 311 cửa hàng Bách Hóa Xanh có mặt khắp các tỉnh thành cả nước. Đồng thời, với độ phủ sóng ngày càng tăng, Thế giới di động cũng dành 50% thị phần ngành hàng di động.
Mở rộng kinh doanh điện máy
Với đà phát triển của Thế giới di động, kinh nghiệm bán lẻ sẵn có, Nguyễn Đức Tài quyết định mở rộng sang các sản phẩm điện máy – Điện máy xanh với tham vọng tạo ra 1 đế chế bán lẻ. Chiến lược này của ông được nhiều người đánh giá cao trong tình trạng thị trường di động bão hòa hoặc gặp rủi ro khủng hoảng.
Tiếp nối theo ngọn gió đang lên, cửa hàng Điện máy xanh dần trở thành 1 trong 3 công ty dẫn đầu Việt Nam về phân phối thiết bị gia dụng và điện tử. Chuỗi điện máy hiện nay đang nắm khoảng 35% thị phần các chuỗi cả nước.
Chiến lược của TGDD là trở thành nhà bán lẻ lấy khách hàng làm trọng tâm: “Hãy xem khách hàng là đối tác chứ không phải nhìn vào túi tiền của họ”, ông Tài nói.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 trở lại đây, Thế giới di động đã cắt giảm 49 cửa hàng Thế giới di động, thay vào đó, Điện máy xanh và Bách hóa xanh liên tục tăng lên. Đây là chiến lược hợp lý khi thị trường điện thoại đang rơi vào tình trạng bão hòa.
Rời ghế Tổng Giám đốc TGDD
Ngày 22/3/2019, tại Đại hội cổ đông MWG, ông Nguyễn Đức Tài chính thức rời ghế Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động, chỉ còn giữ vai trò là Chủ tịch công ty này.
Mỗi người có giai đoạn lịch sử của mình. Nếu không tôn trọng giai đoạn lịch sử mà vẫn tiếp tục ở vị trí đó thì sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển. Vai trò của tôi tại Thế Giới Di Động hiện nay chủ yếu ở giá trị tinh thần.
CEO mới của Thế Giới Di Động và Điện máy xanh là ông Đoàn Văn Hiểu Em (34 tuổi), đã gia nhập Thế Giới Di Động từ năm 2007.
Phong cách lãnh đạo của Nguyễn Đức Tài
Thành công của Thegioididong phần lớn được quyết định bởi quan điểm lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Tài. Trong hơn 1 thập kỷ qua, quan niệm “CEO giỏi cần có chữ tín và sự thành tâm” và “Xem khách hàng là đối tác” đã giúp ông Tài đã xây dựng được một đội ngũ nhân lực hùng mạnh.
Với ông Tài, “Đội ngũ này sẽ là tạo ra vốn, tạo ra tất cả chứ không phải vốn là thứ tạo nên đội ngũ . “5 người này không ai trùng lắp lên ai, bù cho nhau nhiều hơn là trùng lắp”, Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài từng chia sẻ về những thành viên sáng lập.”
Bên cạnh việc chớp thời cơ bùng nổ công nghệ số và di động, không thể phủ nhận việc vận dụng linh hoạt các phương thức kinh doanh đã giúp Thegioididong phá bỏ ranh giới một hình thức kinh doanh bán lẻ thông thường, vươn lên thành người khổng lồ trong lĩnh vực này.
Đứng trước bối cảnh ngành điện thoại tại Việt Nam chậm lại, ông Tài chia sẻ hai triết lý của các lãnh đạo Thế giới Di động: “để tăng doanh số, bán những thứ chưa từng bán, phục vụ nhóm khách hàng chưa từng phục vụ. Và lần đầu tiên, ông Tài nói về việc không loại trừ khả năng giành lấy thị phần của đối thủ.”
Ngoài ra, ông còn chia sẻ thêm về quan điểm khởi nghiệp:
Với tôi, thất bại là một phần của cuộc chơi, muốn có được những điều mới mẻ, phải biết chấp nhận vài lần thất bại. Một người nếu quá sợ thất bại thì ngay cả đi làm công cũng không thể, chỉ lên núi gõ mõ là an toàn nhất.