Cùng Doanhnhanvietnam.vn tìm hiểu tiểu sử doanh nhân Trương Gia Bình – Người được mệnh danh là linh hồn của FPT, người đã dẫn dắt FPT từ con số 0 trở thành một công ty công nghệ lớn mạnh mạnh với 6 công ty con và 4 công ty liên kết “phủ sóng” tại 45 quốc gia trên thế giới.
Xem nhanh tiểu sử Trương Gia Bình
- Tên đầy đủ: Trương Gia Bình
- Năm sinh: 19/05/1956
- Tuổi: 64
- Cung hoàng đạo: Kim Ngưu
- Nơi sinh: Nghệ An
- Quê quán: Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam
- Nơi ở: Hà Nội
- Quốc tịch: Việt Nam
- Dân tộc: Kinh
- Gia đình:
- Cha: Đang cập nhật
- Mẹ: Đang cập nhật
- Vợ: Đang cập nhật
- Con cái: Đang cập nhật
- Nổi tiếng như: Doanh nhân, chủ tịch HĐQT FPT
- Hồ sơ wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trương_Gia_Bình
Trương Gia Bình là ai?
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956, là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với Thương Hiệu FPT.
Điều đặc biệt ở vị doanh nhân này nằm ở xuất phát điểm đầy khác lạ. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn chặt với việc học và nghiên cứu khoa học, từ khi ở ngước ngoài cho đến ngày về lại quê hương năm 26 tuổi. Đến những năm ngoài 30 ông Trịnh Gia Bình bắt đầu chuỗi ngày kinh doanh để kiến tạo nên một FPT ngày hôm nay. Đến thời điểm này khi đã qua tuổi 60, ông thường xuất hiện tại các tọa đàm về khởi nghiệp để diễn thuyết truyền cảm hứng cho các bạn trẻ.
Nhìn lại mấy mươi năm cuộc đời, ông Bình chứng minh bản thân vừa mang cái “chất” của con người của Kỹ thuật, của Nghiên cứu, là một “trí thức điển hình” trong thế hệ; cũng lại vừa là chiến lược gia xuất sắc, là nhà kinh doanh tài tình; kèm theo đức tính khiêm tốn, không ngại ngại lùi để tiến, không ngại khó để vươn lên, không chỉ cho bản thân, cho công ty, mà còn cho nền kinh tế Việt.
Tuổi thơ & Gia đình
– Ba ruột ông Trương Gia Bình là bác sĩ Trương Gia Thọ. Nguyên quán ở: Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam – Đà Nẵng
– Ngày 19 tháng 5 năm 1956: Trương Gia Bình sinh ra tại Nghệ An (Nghệ Tĩnh)
– Từ năm lên 2, Trương Gia Bình cùng gia đình sống tại ở 91 Thợ Nhuộm, Hà Nội
– Nay đang cư trú tại: số 10 Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội
– Ông Trương Gia Bình kết hôn lần đầu cùng bà Võ Hạnh Phúc, con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai ông bà có một cô con gái
– Sau khi ly dị cuộc hôn nhân đầu, ông Bình đã kết hôn với người vợ thứ hai là Nguyễn Tuyết Mai (Hiện là chủ tịch công ty du lịch Vidotour)
Học vấn
– Thời phổ thông: Ông là học sinh chuyên toán Chu Văn An Hà Nội, tốt nghiệp khoa Toán cơ
– Năm 1979: Lấy bằng Cử nhân Toán – Đại học Tổng hợp Lomonosov – Nga
– Năm 1982: Lấy bằng Tiến sỹ Toán Lý – Đại học Tổng hợp Lomonosov – Nga
– Năm 1983: Bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Moscow – Nga
Sự nghiệp
Sự nghiệp khoa học
– Năm 1882: Thanh niên Trương Gia Bình khi này 26 tuổi, đã quyết định về lại quê hương Việt Nam. Ông làm tại Viện Cơ học thuộc Viện khoa học Việt Nam
– Sau đó, từ năm
1983 tới 1985: Ông là nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện toán học Steclov thuộc viện Hàn Lâm khoa học Xô Viết – Nga
– 1989: Nghiên cứu viên tại Viện Max-Plant, Gottinggen – CHLB Đức
– Năm 1991: Được nhà nước phong tặng danh hiệu Phó giáo sư năm 1991
– Từ năm 1995 – nay: Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh-HSB, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Bước chuyển mình sang sự nghiệp kinh doanh
Năm 1988: Ông Gia Bình bước sang tuổi 32, cùng nhiều nhà khoa học và kỹ sư khác, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Thành Nam sáng lập nên Công ty Công nghệ Thực Phẩm, tiền thân của Tập đoàn FPT sau này, với số tiền vay mượn từ GS Vũ Đình Cự. các thành viên khác sáng. Có thể nói thêm, hiện nay, FPT là tập đoàn Công nghệ Hàng đầu Việt Nam, với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là CNTT và Viễn thông, FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự hiện diện tại 19 quốc gia.
– Ngày 13 tháng 9 năm 1988: Chính thức giữ chức Chủ tịch Công ty Công nghệ Thực Phẩm
– Năm 1988 – 2002: Tổng Giám đốc Công ty FPT
– Năm 2002 – 2013: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT
– Năm 2005 – 2008: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viễn thông FPT
– Tháng 04 năm 2013: Là thành viên HĐQT tập đoàn FPT
– Năm 2017: FPT tiếp tục Bổ nhiệm ông Trương Gia Bình làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022
– Tháng 9 năm 2017: Chủ tịch FPT tuyên bố rút dần ở mảng thương mại để đầu tư tập trung vào công nghệ chứ không phải kết hợp giữa thương mại và công nghệ. Vì vậy, nhóm công ty liên quan nhiều đến thương mại thì FPT sẽ không sở hữu cổ phiếu đa số nữa
– Tháng 4 2018: Là thành viên HĐQT Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPTEDU), Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT
– Ngày 27 tháng 4 năm 2018: Trở thành thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
– Thứ 6, ngày 29 tháng 6 năn 2018: Ông Trương Gia Bình vào HĐQT Vietcombank được 2 tháng, FPT nhận luôn gói thầu về công nghệ thông tin của ngân hàng
– Tháng 8 năm 2019: FPT đã ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số cho DPD group, công ty sở hữu mạng lưới chuyển phát lớn thứ 2 châu Âu. Việc ký hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với Minh Phú là bước tiến tiếp theo khẳng định cho vị thế của FPT
– Kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2019 của FPT: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 19,8% và 26,5% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 22.000 tỷ đồng và gần 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 10 tháng đạt 3.351 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ năm 2018
– 11 tháng đầu 2019: FPT có lợi nhuận trước thuế đạt 4.439 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Doanh thu FPT đạt 24.533 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Công ty báo lãi sau thuế 3.734 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ
Tiến vào thị trường quốc tế
– Ngày hôm 12 tháng 9 năm 2017, FPT ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chiến lược Synnex Technology International Corporation (Synnex) – lớn thứ 3 thế giới về phân phối sản phẩm công nghệ, viễn thông và linh kiện điện tử. Synnex đầu tư sở hữu 47% vốn điều lệ tại FPT Trading – được định giá tổng trên 80 triệu USD. FPT nhận được 932 tỷ đồng bao gồm tiền nhận được từ Synnex và lợi nhuận giữ lại của FPT Trading.
– Năm 2018: FPT tiến ra nước ngoài, thuê một công ty hàng đầu của Mỹ để tư vấn
– Tuy nhiên, lời khuyên của các “ông cố vấn” này chỉ mang về cho FPT những thất bại cay đắng tại Silicon Valley hay Bangalore (Ấn Độ) và Singapore. FPT đứng trước quyết định có nên tiếp tục nữa hay không.
– Ngôn ngữ là rào cản rất lớn vì FPT chỉ có 2 người biết nói tiếng Anh, công ty quyết định chọn Nhật Bản làm thị trường “tiến quân
– Dần dần, FPT chiếm trọn tình yêu của Nhật Bản. Ông Ogawa, cựu CEO của Hitachi Software đã bất ngờ đồng ý làm CEO cho FPT Software tại đây
Định hướng
– Định hướng chiến lược trong giai đoạn 2019 – 2021: Chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ CNTT thành Tập đoàn cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện
– Đến năm 2020: FPT mong muốn tăng 2,5 lần số nhân viên tại Nhật Bản lên khoảng 3.000 người và doanh thu lên 500 triệu USD – ông Bình chia sẻ, cho biết thêm FPT đang tích cực cân nhắc hoạt động mua lại ở quốc gia này
Thành tựu & đóng góp cho xã hội
– Theo số liệu ngày 27 tháng 12 năm 2019: Ông Gia Bình đứng thứ 23 trong danhs ách những người giàu nhất Sàn Chứng khoán Việt Nam
– Năm 2001 – nay: Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)
– Năm 1998 – 2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam
– Năm 2017 – nay: Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân trực thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính
Nhìn lại sự nghiệp của ông Trương Gia Bình, sự thành công đến với đời ông một cách chậm rãi và chắc chắn như lẽ tất yếu của những tháng năm lao động kiên trì, theo đuổi ước mơ bằng cả trái tim.
Theo lời kể, khi thảm hoạ sóng thần 11/3/2011 xảy ra với nguy cơ nhà máy điện hạt nhân có thể bị vỡ tại Nhật Bản, 3 ngày sau ông Trương Gia Bình đã đến nhà máy của FPT tại Hitachi – nơi cách nhà máy điện hạt nhân 200 km. Ông sống hết lòng vì mọi người và nhận lại sự trung thành, yêu kính và cống hiến của những người bên cạnh. Và với vị Phó Giáo sư – Tiến sĩ và vị Chủ tịch này, nếu không có ước mơ, chúng ta sống sẽ chẳng biết làm gì. Ông có những ước mơ viển vông và rất ngây thơ. Nhưng điều kỳ lạ là một số trong số ấy cuối cùng đã thực sự thành hiện thực.
Xin mượn lời ông Trương Gia Bình để tạm kết: Dù là con người “nhỏ” nhưng chúng ta cần có cái nhìn “lớn” nếu muốn làm “nên chuyện”. Cái nhìn “lớn” ở đây chính là tầm nhìn toàn cầu, “Không phải chỉ là chuyện nghĩ đến hơn 90 triệu người dân Việt Nam, cũng không phải là 600 triệu người trong cộng đồng các quốc gia ASEAN mà phải hướng đến 7 tỷ người trên toàn cầu.”
Theo Doanhnhanvietnam.vn Doanh nhân