"Startup & Innovation Exhibition 2021 - Triển lãm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo 2021" với những ý tưởng và cách thể hiện đầy mới mẻ, đang thu hút sự quan tâm theo dõi của nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo trong kinh doanh. Đây là một sự kiện nổi bật có vòng chung kết tạo được sức lan tỏa lớn bằng hình thức thực tế ảo VR tour nằm trong Vòng 5 chuỗi hoạt động – Tỏa sáng Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2021.
Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2021 (Creative Idea Challenge) là cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường niên dành cho HS và SV. Cuộc thi do Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) (IEC) tổ chức.
Cuộc thi nằm trong chuỗi hệ thống các chương trình khởi nghiệp của Đại học Quốc gia TP.HCM, với nhiệm vụ đóng góp tích cực cho sự phát triển của TP Thủ Đức, TP.HCM. CiC 2021 nhằm lan tỏa và truyền cảm hứng về tư duy khởi nghiệp; nâng cao kỹ năng và kiến thức; tạo môi trường trải nghiệm thực tế cho các bạn học sinh, sinh viên.
Chung kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp CiC 2021 là một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của vòng 5 – Tỏa sáng. Chung kết cuộc thi đã diễn ra với sự tham gia tranh tài của 22 nhóm thí sinh, tương ứng với 22 dự án khởi nghiệp. Trong đó, 12 nhóm thí sinh thuộc bảng sinh viên (6 nhóm của bảng tiếng Việt và 6 nhóm của bảng tiếng Anh) và đặc biệt năm nay là năm đầu tiên có 10 nhóm thí sinh thuộc bảng phổ thông cùng tham gia tranh tài.
Chung kết CiC có sự tham gia của Top 10 ý tưởng xuất sắc nhất mỗi bảng thi
Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2021 có chủ đề “Sáng tạo để bứt phá”, đã thu hút được khoảng 320 dự án với 1.000 thí sinh tham dự đến từ 174 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học trong cả nước; tiếp cận hơn 700.000 học sinh, sinh viên.
Năm 2021 là năm đầu tiên CiC bằng công nghệ thực tế ảo, do công ty truyền thông Santani thực hiện tổ chức triển lãm các dự án, sản phẩm, giải pháp nghiên cứu khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhóm thí sinh phối hợp với nền tảng Vstation đăng tải, trưng bày khoảng 22 dự án thuộc thuộc Top 10 của cuộc thi năm nay để giúp việc bình chọn và tham quan các dự án vòng chung kết diễn ra thuận tiện và dễ dàng bất chấp khoảng cách địa lý , khắc phục sự hạn chế do giãn cách xã hội trong thời điểm Covid, đồng thời giới thiệu dự án đi xa ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Không gian trưng bày sảnh triển lãm vòng chung kết trên nền tảng Vstation và thực tế ảo của công ty Santani
Vòng Chung kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp CiC 2021 đã diễn ra vào chiều tối, ngày 31/10/2021 vừa qua bằng hình thức trực tuyến, thu hút được đông đảo sự quan tâm từ các bạn học sinh, sinh viên trên cả nước thông qua phòng chiếu phim Hall Cinema trên nền tảng online http://vgarden.vsports.com.vn/
Không gian phòng chiếu tường thuật trực tiếp vòng chung kết trên nền tảng thực tế ảo.
Kết thúc vòng chung kết, Ban tổ chức cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2021 đã trao giải Nhất cho 2 dự án thiết bị hỗ trợ xe lăn AutoMov và thiết bị học chữ cái, học toán cho người khiếm thị cùng nhiều giải thưởng khác cho các đội tham dự.
Giải nhất của cuộc thi bảng sinh viên đã thuộc về nhóm thí sinh Trường Đại học Lạc Hồng với Ý tưởng/Dự án hỗ trợ xe lăn AutoMov
Thiết bị hỗ trợ xe lăn AutoMov (Bảng sinh viên) là thiết bị chuyển đổi xe lăn thành xe lăn điện do nhóm sinh viên trường Đại học Lạc Hồng sáng chế. Đây là một thiết bị gồm động cơ, pin, xích, đĩa, bộ điều khiển. Khi lắp đặt thiết bị này vào chiếc xe lăn thông thường sẽ tạo ra một chiếc xe lăn điện - người dùng sẽ điều khiển xe thông qua bộ điều khiển Joystick. Sự kết hợp này giúp tạo ra những chiếc xe lăn điện phù hợp túi tiền của người dùng và tránh lãng phí những chiếc xe lăn truyền thống.
Giải nhì bảng sinh viên thuộc về Ý tưởng/Dự án Peca Lica của nhóm thí sinh Trường Đại học Luật TPHCM và Trường Đại học Văn Lang.
Ở Bảng Phổ thông, giải Nhất trao cho dự án thiết bị học chữ cái, học toán cho người khiếm thị, do hai học sinh đến từ Trường THPT Trần Văn Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát triển.
Thiết bị học bảng chữ cái (tiếng Việt và tiếng Anh), tính toán số học, học toán hình học trực quan dùng phương pháp nhận dạng ký hiệu chữ và âm thanh dành cho người khiếm thị, người mắt sáng. Ngoài tính năng học tập, thiết bị còn tính năng giải trí và đọc thời gian tất cả đều được phát âm thanh ra bên ngoài.
Giải nhất của cuộc thi bảng phổ thông trung học đã thuộc về nhóm thí sinh Trường Trần Văn Quang tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với Ý tưởng/Dự án Thiết bị học chữ cái, học toán cho người khiếm thị.
Giải nhì Bảng Sinh viên thuộc về dự án Peca Lica của sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM và Trường Đại học Văn Lang; Giải nhì Bảng Phổ thông thuộc về dự án Zulivi.vn – Trang thương mại điện tử cung cấp dược liệu thảo mộc chất lượng cao của học sinh Trường THPT Chu Văn An - Lâm Đồng.
Sau cuộc thi, Ban tổ chức sẽ tiếp tục hỗ trợ các dự án tiềm năng gọi vốn đầu tư, tham gia các chương trình ươm tạo, tăng tốc khởi nghiệp của ITP và các đối tác quốc tế và vẫn duy trì triển lãm các đội vào vòng chung kết để hỗ trợ các bạn trẻ có thể dễ dàng tiếp cận nhà đầu tư trên nền tảng Vstation.
Triển lãm công nghệ thực tế ảo, thực chất là việc mô phỏng không gian triển lãm và các gian hàng bằng công nghệ 3D, cho phép người tham dự tương tác với thông tin của các dự án bằng cách nhấp chuột. Công nghệ thực tế ảo được kỳ vọng trở thành giải pháp hóa giải rào cản kinh tế của ngành công nghiệp triển lãm trên thế giới, kết nối mọi người tham gia triển lãm xuyên biên giới và thời gian. Câu chuyện của các gian hàng sẽ được kể bằng hình thức text, video, audio, hình ảnh thông qua các ấn phẩm truyền thông quen thuộc như banner, standee, brochure, proposal, clip, AI…. Người tham dự có thể tham quan triển lãm tại nhà chỉ với một thiết bị thông minh (laptop, smartphone, ipad…) và một đường truyền internet ổn định.
N. Quế